Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho hay, để gia tăng giá trị xuất khẩu hàng Việt sang thị trường Hoa Kỳ thì cần giảm chi phí trong hoạt động logistics. Doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp logistics cần gia tăng kết nối.
Báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho thấy, năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 109,38 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu đầu tiên đạt mốc 100 tỷ USD, tăng 13,6% chiếm tỷ trọng 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam.

Doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp logistics tăng cường hợp tác khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ
Gia tăng khả năng cạnh tranh của hoạt động logistics với thị trường Hoa Kỳ. Ảnh: Hải Anh
Theo ông Trần Thanh Hải, bên cạnh những kỳ vọng về tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa thì hợp tác thương mại với thị trường Hoa Kỳ được đánh giá sẽ có những thách thức song hành. Bởi, các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn kinh doanh với quốc gia này phải đối mặt với những hệ lụy do ảnh hưởng của áp lực lạm phát và rủi ro suy thoái kinh tế của các nền kinh tế lớn, dẫn đến việc suy giảm các đơn hàng xuất khẩu.
Đồng thời, Hoa Kỳ cũng đưa ra rào cản, như rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Những thách thức này không chỉ tác động đến doanh nghiệp xuất khẩu mà đối với các doanh nghiệp logistics cũng chịu áp lực tương tự.
Trong khi đó, hiện nay, số lượng doanh nghiệp logistics trong nước dù chiếm khoảng 89% nhưng chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, hạn chế về vốn, nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics và doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.
Ông Trần Thanh Hải đề xuất, trong thời gian tới, doanh nghiệp dịch vụ logistics và doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tiếp tục có sự hợp tác liên kết trong hoạt động kinh doanh, hỗ trợ lẫn nhau khi thực hiện các đơn hàng xuất khẩu, nhất là đơn hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Với sự hợp lực này, thì mục tiêu đạt kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2023 đạt trên 100 tỷ USD có cơ hội thành hiện thực, theo chỉ đạo của Chính phủ.
Nguồn: Thời Báo Tài Chính
Bài viết liên quan
-
Quốc gia này có thể vượt qua Nhật Bản vào cuối năm 2023 về xuất khẩu ô tô, theo dự báo của cơ quan xếp hạng Moody’s. Ảnh minh họa: Getty Images Trong báo cáo mới nhất, Moody’s đánh giá Trung Quốc đang trên đường vượt qua Nhật Bản và trở thành nhà xuất khẩu...
Xem tất cả
-
Khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có cùng những nỗ lực trong đầu tư hệ thống hạ tầng, Long An từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đầu mối quan trọng cho hoạt động logistics của các tỉnh, thành phố...
Xem tất cả
-
Ngày 11/5, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cùng Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Công ty VINEXAD tổ chức tọa đàm giới thiệu Triển lãm quốc tế Logistisc Việt Nam 2023. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát biểu tại...
Xem tất cả
-
Trong vòng chưa đầy 2 năm triển khai, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 lại được khẩn trương điều chỉnh với tâm điểm là bổ sung việc phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP.HCM)… Bộ Kế...
Xem tất cả