Theo báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính – APCI 2022, để thực hiện giao dịch thương mại qua biên giới, trung bình mỗi doanh nghiệp ở Việt Nam phải dành khoảng 14,9 giờ và chi trả khoảng 3,8 triệu đồng cho dịch vụ logistics. Thời gian và chi phí này liên quan đến các thủ tục hành chính và các yêu cầu về văn bản, thông quan hải quan và tuân thủ quy định pháp lý.

Cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Báo cáo APCI 2022 do Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ thông qua dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME).
Báo cáo cho thấy, thời gian thực hiện các hoạt động liên quan đến logistics gia tăng đối với tất cả các luồng hàng hóa. Xu hướng sử dụng dịch vụ trung gian trọn gói tiếp tục gia tăng, với mức tăng trung bình của dịch vụ trung gian trọn gói là 11%/năm, chênh lệch giữa chi phí trọn gói chi trả cho đơn vị dịch vụ với tổng chi phí tuân thủ trung bình chung giảm dần với tốc độ 5%/năm.
Với những nỗ lực về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và phòng, chống tiêu cực trong hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện thủ tục nộp thuế qua hình thức trực tuyến năm 2022 là 81,1%, cao hơn so với các năm trước. Theo khảo sát của LinkSME, việc chi trả chi phí không chính thức để thực hiện các thủ tục kiểm tra thông quan hàng hóa tiếp tục giảm theo thời gian.
Nhóm thủ tục hành chính giao dịch thương mại qua biên giới có điểm số APCI 2022 tăng 2,3 điểm so với APCI 2021, mức chênh lệch giữa điểm cao nhất và thấp nhất trong giai đoạn 2018 – 2022 là 16,2 điểm. Sử dụng dịch vụ hải quan chuyên nghiệp ngày càng tăng và có thể giúp tiết kiệm chi phí tuân thủ đối với các doanh nghiệp không có nguồn lực và kinh nghiệm về việc thực hiện các thủ tục hải quan.
Trong nỗ lực chung của toàn ngành, các chỉ số cho thấy sự biến chuyển tích cực đến từ hệ thống cơ quan hải quan vẫn tiếp tục lớn hơn so với các cơ quan liên quan khác như cơ quan về kiểm tra chuyên ngành hay các đơn vị quản lý và kinh doanh cảng. Hệ thống quản lý hải quan tự động (VASSCM) khi được áp dụng rộng rãi có thể tạo ra sự đột phá trong cải cách các thủ tục giao dịch thương mại qua biên giới.
Nguồn: Chu Thanh Vân (TTXVN)
Bài viết liên quan
-
Sầu riêng là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng mạnh sang Trung Quốc – Ảnh: T.VY Thương mại Việt – Trung đạt bình quân hơn 12 tỉ USD/tháng Tin tức từ số liệu của Tổng cục Hải quan trong 5 tháng đầu năm 2023 cho thấy dù chịu ảnh hưởng...
Xem tất cả
-
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai vừa quyết định việc khôi phục hoạt động tại lối mở Lồ Cố Chin và cửa khẩu Mường Khương thuộc huyện Mường Khương. Theo đó, dự kiến từ ngày 27/7/2023 khôi phục hoạt động tại Lối mở Lồ Cố Chin thuộc xã Pha Long (huyện Mường Mương) –...
Xem tất cả
-
Theo nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility công bố, Việt Nam xếp hạng 10/50 thị trường logistics mới nổi. Ngành dịch vụ logistics đã từng bước đáp ứng yêu cầu của thương mại nội địa và hoạt động xuất – nhập khẩu. Tuy nhiên, để hướng đến cung...
Xem tất cả
-
Ngày 11/5, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cùng Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Công ty VINEXAD tổ chức tọa đàm giới thiệu Triển lãm quốc tế Logistisc Việt Nam 2023. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát biểu tại...
Xem tất cả