Quốc gia này có thể vượt qua Nhật Bản vào cuối năm 2023 về xuất khẩu ô tô, theo dự báo của cơ quan xếp hạng Moody’s.

Ảnh minh họa: Getty Images
Trong báo cáo mới nhất, Moody’s đánh giá Trung Quốc đang trên đường vượt qua Nhật Bản và trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới vào cuối năm nay.
Theo kết quả nghiên cứu, Trung Quốc hiện đã thu hẹp khoảng cách về xuất khẩu với Nhật Bản, xuống còn khoảng 70.000 ô tô mỗi tháng trong quý II, so với gần 171.000 ô tô trong cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo, hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc được thúc đẩy nhờ nhu cầu về ô tô điện và doanh số bán hàng cho Nga. Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt Đức trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn thứ hai thế giới.
Cơ quan xếp hạng tín dụng trên lưu ý: “Trung Quốc đã vượt lên đại dịch khi vượt qua Hàn Quốc vào năm 2021 và Đức vào năm 2022, trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn thứ hai”.
Các nhà kinh tế của Moody’s cho rằng yếu tố giúp xuất khẩu ô tô tăng mạnh của Trung Quốc là do nhu cầu về xe điện ngày càng tăng, đồng thời lưu ý rằng doanh số bán hàng của nước này đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm 2023.
Theo Moody’s, Trung Quốc sản xuất hơn một nửa nguồn cung cấp pin lithium-ion của thế giới và chiếm hơn một nửa công suất tinh chế lithium toàn cầu – hai yếu tố giúp các nhà sản xuất ô tô của nước này có lợi thế cạnh tranh về chi phí sản xuất xe điện.
Các nhà kinh tế của quốc gia Đông Á này khẳng định: “Thật vậy, tốc độ mà Trung Quốc nắm bắt các công nghệ mới trong ngành công nghiệp ô tô là vô song”.
Bên cạnh đó, Moody’s giải thích rằng các đợt giảm giá lớn của các nhà sản xuất Trung Quốc cùng với chính sách hỗ trợ hào phóng của chính phủ như miễn thuế 10% khi mua xe điện cũng góp phần làm tăng nhanh nhu cầu về ô tô điện.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào tháng 4, doanh số bán xe điện đã tăng lên hơn 10 triệu vào năm ngoái, với Trung Quốc chiếm khoảng 60% thị trường.
Đức Trí/Báo Tin tức (Theo RT)
Bài viết liên quan
-
Theo thông tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển 5 tháng đầu năm 2023 tiếp tục giảm nhẹ so với cùng kỳ. Hoạt động bốc xếp hàng nhập khẩu tại cảng biển Hải Phòng. Ảnh minh họa: An Đăng/TTXVN Cụ thể, khối lượng hàng hóa qua cảng...
Xem tất cả
-
Tổng cục Hải quan vừa nhìn lại những dấu mốc lịch sử trên đại lộ hội nhập từ bức tranh thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của ngành hải quan trong suốt gần 30 năm qua. Đáng chú ý, năm 2022, Việt Nam lại chứng kiến kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc...
Xem tất cả
-
Logistics là huyết mạch của thương mại quốc tế và ngược lại, thương mại là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, theo đại diện Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng Thế giới vừa công bố báo cáo “Chỉ số hoạt động Logistics 2023 – Thước đo khả năng vận...
Xem tất cả
-
Trong khi xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, EU, Nhật Bản… có dấu hiệu suy giảm kim ngạch thì xuất khẩu sang Tây Á, châu Phi, Bắc Phi lại tăng trưởn Điểm sáng khối doanh nghiệp trong nước và các thị trường mới Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, với các biện...
Xem tất cả