Ngày 11/5, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cùng Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Công ty VINEXAD tổ chức tọa đàm giới thiệu Triển lãm quốc tế Logistisc Việt Nam 2023.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát biểu tại chương trình.
Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam diễn ra Triển lãm quốc tế Logistics với quy mô lớn. Triển lãm sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10 – 12/8/2023 tại Nhà B, Trung tâm Triển lãm và Hội nghị TP Hồ Chí Minh (SECC).
Đây sẽ là cơ hội lớn để các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước và quốc tế cũng như cộng đồng các nhà đầu tư, doanh nghiệp chủ hàng và các bên liên quan khác giao lưu, hợp tác, tư vấn và lựa chọn các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình logistics của doanh nghiệp.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong những năm qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ bình quân từ 14 – 16% một năm, quy mô 40 – 42 tỷ USD/năm. Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng lên, đóng góp không nhỏ đưa kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 732.5 tỷ USD, tăng 9.5% so với năm 2021. Theo đánh giá của Agility năm 2022, xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu.
Đây là kết quả của những nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp dịch vụ logistics, của Chính phủ trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động dịch vụ logistics nói riêng cũng như nỗ lực cải thiện từ bản thân doanh nghiệp. Tuy vậy, ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu như chi phí logistics còn cao; thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics với nhau và với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy mô và tiềm lực về tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu, việc tiến ra thị trường nước ngoài còn chưa đáng kể…
Tính đến hiện tại, Triển lãm quốc tế Logistics Việt Nam 2023 đã nhận được đăng ký tham gia từ hơn 150 doanh nghiệp với trên 200 gian hàng đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nhóm ngành hàng và dịch vụ chính gồm: Vận tải & Giao nhận; Dịch vụ & Thiết bị kho bãi/nhà xưởng; Đóng gói & Chuỗi cung ứng lạnh; Ứng dụng công nghệ logistics.
Nguồn: Thu Trang/Báo Tin Tức
Bài viết liên quan
-
Theo nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility công bố, Việt Nam xếp hạng 10/50 thị trường logistics mới nổi. Ngành dịch vụ logistics đã từng bước đáp ứng yêu cầu của thương mại nội địa và hoạt động xuất – nhập khẩu. Tuy nhiên, để hướng đến cung...
Xem tất cả
-
Sự kiện lớn cho ngành logistics Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, sự kiện đột phá này hứa hẹn sẽ quy tụ các nhà lãnh đạo hàng đầu trong ngành logistics từ khắp nơi trên thế giới để hợp tác, tìm hiểu các xu hướng mới và khám phá tương lai ngành logistics....
Xem tất cả
-
-
Trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn, đơn hàng giảm mạnh, việc tiếp tục đa dạng hóa và mở cửa các thị trường xuất khẩu mới, tập trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là những giải pháp cấp thiết hiện nay, để duy trì thành tích cũng như vai trò vị thế của...
Xem tất cả